0

6 cách giúp duy trì động lực trong công việc và cuộc sống ? | Safe and Sound

Duy trì động lực trong công việc và cuộc sống là yếu tố quan trọng để đạt được thành công và hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng cảm thấy tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết. Đôi khi, bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, hay những thách thức trong cuộc sống, áp lực công việc có thể làm giảm động lực của chúng ta. Những gợi ý dưới đây của chuyên gia tâm lý Safe and Sound có thể giúp bạn duy trì và khơi dậy động lực một cách hiệu quả.

Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Giáo dục học – Ứng dụng chăm sóc sức khỏe tinh thần  Safe and Sound

Viện Ứng Dụng Công Nghệ Y Tế

1. Đặt mục tiêu rõ ràng và cụ thể

Ảnh 1: Đặt mục tiêu rõ ràng và cụ thể

- Lợi ích: Việc đặt mục tiêu rõ ràng và cụ thể giúp bạn có định hướng và lý do để phấn đấu trong công việc và cuộc sống. Khi biết mình đang hướng tới điều gì, bạn sẽ cảm thấy có động lực để tiến bước, cảm thấy mệt mỏi hay áp lực công việc không thể cản bước bạn.

- Cách thực hiện:

Các chuyên gia tâm lý của Safe and Sound gợi ý bạn các bước thực hiện như sau:

  • Xác định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn: Hãy chia nhỏ mục tiêu dài hạn thành các bước nhỏ hơn, dễ thực hiện. Điều này giúp bạn không cảm thấy quá tải, giảm việc cảm thấy mệt mỏi và áp lực công việc, đồng thời có thể ăn mừng những thành công nhỏ trên hành trình.
  • Viết ra mục tiêu: Viết ra mục tiêu của bạn và đặt chúng ở nơi bạn dễ nhìn thấy hàng ngày. Các chuyên gia tâm lý cho biết, điều này giúp nhắc nhở bạn về lý do bạn bắt đầu và tạo động lực để tiếp tục.

2. Lập kế hoạch hành động và theo dõi tiễn trình của bạn

- Lợi ích: Lập kế hoạch hành động cụ thể và theo dõi tiến trình giúp bạn thấy rõ những bước đi cần thiết để đạt được mục tiêu. Điều này không chỉ giúp duy trì động lực mà còn giúp bạn điều chỉnh chiến lược khi cần thiết, hạn chế cảm thấy mệt mỏi bởi áp lực công việc và cuộc sống.

- Cách thực hiện:

  • Tạo kế hoạch hành động chi tiết: các chuyên gia tâm lý gợi ý, đối với mỗi mục tiêu, hãy lập kế hoạch hành động chi tiết với các bước cụ thể cần thực hiện. Chia nhỏ mục tiêu lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ dàng quản lý.
  • Theo dõi tiến trình: Sử dụng các công cụ theo dõi tiến trình như nhật ký, bảng tiến độ hoặc ứng dụng quản lý kế hoạch để theo dõi những gì bạn đã hoàn thành và những gì cần làm tiếp theo. Các chuyên gia tâm lý chia sẻ, việc đánh dấu những nhiệm vụ đã hoàn thành sẽ giúp bạn cảm nhận được sự tiến bộ.
  • Đánh giá và điều chỉnh: Thường xuyên đánh giá tiến trình của bạn và điều chỉnh kế hoạch nếu cần. Nếu gặp phải trở ngại và cảm thấy mệt mỏi, hãy tìm cách khắc phục và tiếp tục tiến lên.

3. Quản lý thời gian hiệu quả

Ảnh 2: Quản lí thời gian hiệu quả

- Lợi ích: Quản lý thời gian hiệu quả giúp bạn hoàn thành công việc đúng hạn, giảm áp lực công việc, giảm cảm thấy mệt mỏi và có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng. Điều này giúp bạn duy trì động lực và tránh cảm giác kiệt sức.

- Cách thực hiện:

  • Lập kế hoạch hàng ngày: Hãy lập kế hoạch cụ thể cho từng ngày với các nhiệm vụ cần hoàn thành. Theo các chuyên gia tâm lý, điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về công việc và sắp xếp thời gian hợp lý để hạn chế cảm thấy mệt mỏi cũng như áp lực công việc.
  • Ưu tiên công việc quan trọng: Hãy xác định những công việc quan trọng và tập trung hoàn thành chúng trước. Các chuyên gia tâm lý chia sẻ, điều này giúp bạn đạt được những tiến bộ đáng kể và duy trì động lực.

4. Tự thưởng cho bản thân

- Lợi ích: Tự thưởng cho bản thân sau khi hoàn thành một nhiệm vụ hoặc đạt được một mục tiêu là cách hiệu quả để duy trì động lực. Những phần thưởng này có thể là bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy vui vẻ và được khích lệ.

- Cách thực hiện:

  • Xác định phần thưởng nhỏ và lớn: Theo các chuyên gia tâm lý, hãy đặt ra những phần thưởng nhỏ cho các nhiệm vụ hàng ngày và phần thưởng lớn hơn cho các mục tiêu dài hạn. Ví dụ, sau khi hoàn thành công việc trong ngày, bạn có thể thưởng cho mình một bộ phim yêu thích.
  • Ghi nhận thành công: Hãy ghi nhận và tự hào về những thành công của mình, dù là nhỏ bé. Điều này giúp bạn cảm thấy tự tin và có động lực để tiếp tục phấn đấu, đánh bay việc cảm thấy mệt mỏi hay áp lực công việc.

5. Học cách quản lý cảm xúc

Ảnh 3: Học cách quản lý cảm xúc

- Lợi ích: Quản lý cảm xúc hiệu quả giúp bạn đối phó với những tình huống khó khăn, giảm cảm thấy mệt mỏi, áp lực công việc và giữ được động lực trong công việc và cuộc sống.

- Cách thực hiện:

  • Thực hành kỹ năng tự nhận thức: Các chuyên gia tâm lý gợi ý, hãy dành thời gian để hiểu rõ cảm xúc của mình. Nhận diện và thừa nhận cảm xúc giúp bạn kiểm soát chúng tốt hơn.
  • Thực hành kỹ năng xử lý cảm xúc: Hãy học cách xử lý cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh. Theo các chuyên gia tâm lý, điều này có thể bao gồm việc thực hành thiền, viết nhật ký hoặc tham gia vào các hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách.

6. Duy trì sức khoẻ tinh thần và thể chất

- Lợi ích: Sức khỏe tinh thần và thể chất tốt là nền tảng giúp bạn duy trì động lực. Khi cơ thể và tâm trí khỏe mạnh, bạn sẽ có năng lượng và tinh thần tốt hơn để đối mặt với áp lực công việc và cuộc sống.

- Cách thực hiện:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Các chuyên gia tâm lý cho biết, hãy ăn uống đủ chất và duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối. Điều này giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và não bộ hoạt động hiệu quả, giảm cảm thấy mệt mỏi.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động, dù là đi bộ, chạy bộ hay tham gia các hoạt động thể thao yêu thích.
  • Ngủ đủ giấc: Theo các chuyên gia tâm lý, giấc ngủ đủ và chất lượng giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng, giảm cảm thấy mệt mỏi. Hãy đảm bảo bạn ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm để cơ thể và tâm trí luôn trong trạng thái tốt nhất.

Xem thêm:

Cách thúc đẩy động lực nội tại của nhân viên bạn cần biết

Hỏi bác sĩ tâm lý: Stress công việc phải làm sao?

: 6 cách giúp duy trì động lực trong công việc và cuộc sống ? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound